Tin Tức

Xe quá khổ đe dọa hạ tầng giao thông

Đầu tháng 4/2020, vụ việc một chiếc xe ben mắc kẹt tại gầm cầu trên địa bàn huyện Lâm Thao (Phú Thọ), thu hút sự quan tâm của dư luận.

Keyword đầu tiên có dấu
Hình ảnh chiếc xe container mắc kẹt dưới gầm cầu lan truyền trên mạng xã hội vào cuối tháng 3/2020

Theo lời kể của nhân chứng, chiếc xe ô tô BKS 21C-029.88 kéo theo rơ-moóc 21R-000.50 trong quá trình di chuyển trên QL32C, khi đến đoạn gầm cầu Km49 cao tốc Nội Bài – Lào Cai, do tài xế không quan sát độ cao, chiếc xe quá khổ bị mắc kẹt, đầu xe bẹp rúm, phần thùng xe nằm trọn dưới gầm cầu. Vụ việc dù không có thiệt hại về người, song khiến người tham gia giao thông hoảng loạn.

Trước đó, cuối tháng 3/2020, mạng xã hội cũng lan truyền hình ảnh một chiếc xe container lạnh BKS 51C-413.88 trong quá trình di chuyển đã bị mắc kẹt ở một gầm cầu trong quá trình chuyển hướng. Nhìn vào bức ảnh, hầu hết cư dân mạng cho rằng, tài xế đã quá chủ quan khi không chịu quan sát các biển báo xung quanh dẫn đến sự việc đáng tiếc, vừa gây nguy hiểm cho người di chuyển trên/dưới cầu, vừa khiến công trình giao thông nhanh xuống cấp.

Theo ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT), các xe tải trọng lớn liên tiếp mắc kẹt ở gầm cầu thể hiện sự chủ quan và kỹ năng quan sát yếu kém của lái xe trong quá trình điều khiển phương tiện.

“Đáng nói, xe quá khổ cố tình vượt qua gầm cầu sẽ khiến cầu phải chịu lực tác động rất mạnh, có thể khiến kết cấu công trình giao thông bị nứt, giảm sức chịu lực và giảm tuổi thọ”, ông Thạch nói.

Keyword đầu tiên có dấu
Xe ben BKS 21C-029.88 bị mắc kẹt tại gầm cầu thuộc Km49 cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Ảnh: FB Phương Trà

Trao đổi với Báo Giao thông, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết, khi đi qua gầm cầu có yêu cầu giới hạn về độ cao an toàn, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không tuân thủ chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019.

Cụ thể, đối với hành vi điều khiển xe ô tô mà không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu có thể bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối (Điểm a Khoản 1 Điều 5).

Đối với hành vi điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển có thể bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 5).

Hành vi điều khiển ô tô đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển mà gây TNGT có thể bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5).

“Tùy vào tính chất nghiêm trọng của vụ việc, lái xe có thể bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn. Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông vi phạm quy định về ATGT đường bộ gây thiệt hại cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, với hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm”, luật sư Cường nói.

Nam Khánh
Nguồn bài viết: ATGT.VN

Show More
Back to top button
Liên Hệ0931837555

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker