Tin Tức

Cận cảnh “điểm nóng” sạt lở, đất đá tràn mặt đường đèo Sa Mù

Đến chiều 10/9, các điểm sạt lở trên đường HCM từ QL9 vào 2 xã vùng cao tỉnh Quảng Trị vẫn đang tiếp tục được khắc phục sau khi thông xe…

Keyword đầu tiên có dấu
Múc bùn và dọn đường tại điểm sạt lở lớn trên đèo Sa Mù lúc 13h30 chiều 10/9

Ghi nhận của PV Báo Giao thông trưa và chiều 10/9, đèo Sa Mù đoạn từ Km 205 đến đoạn Km 201 có hàng loạt điểm sạt lở, trong đó 3 điểm sạt lở với khối lượng lớn.

Vị trí sạt lở với khối lượng lớn đầu tiên là đoạn đường cong dốc tại cọc tiêu H6/205 lên phía đỉnh đèo tại cọc tiêu H3/205. Đất đá từ mép núi sạt lở xuống đoạn này rất lớn đã gây chia cắt giao thông, hiện mới được dọn qua phía 2 bên đường. Cách vị trí này một đoạn, đường Hồ Chí Minh vào xã Hướng Việt và Hướng Lập cũng đã xuất hiện nhiều vị trí sạt lở.

Tại đoạn Km 202, một số vị trí cơ bản được hốt dọn, nhưng một số vị trí đất đá sụt trượt xuống vẫn nằm bên đường. Tiếp đó, một vị trí đất đá sụt trượt xuống mặt đường với khối lượng rất lớn ngổn ngang trên mặt đường đoạn cọc tiêu H4/201, cũng mới chỉ được máy múc múc dọn đất đá sang 2 bên.

Đây là vị trí sạt lở “khủng” thứ 2 đã gây chia cắt giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh vào 2 xã Hướng Lập và Hướng Việt. Đoạn cuối Km 200 cũng đã xuất hiện một vị trí sạt lở lớn, cũng chỉ mới được thông tuyến cho phương tiện qua lại làn giữa đường.

Đến đầu giờ chiều 10/9, khu vực đèo Sa Mù trời mưa, một số máy múc vẫn đang tiếp tục hốt dọn tại 2 vị trí sạt lở lớn nhất qua đèo Sa Mù.

Liên quan đến công tác khắc phục đảm bảo giao thông trên đường Hồ Chí Minh qua đèo Sa Mù (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), chiều 10/9, lãnh đạo Chi cục QLĐB II.05 (Cục QLĐB II) ở Quảng Trị cho biết, mặc dù khu vực sạt lở trên nằm trên địa phận tỉnh Quảng Trị, nhưng khu vực này do Chi cục QLĐB II.04 ở Quảng Bình quản lý.

Một số hình ảnh PV Báo Giao thông ghi nhận trên “điểm nóng” sạt lở đèo Sa Mù:

Keyword đầu tiên có dấu
Điểm sạt lở lớn đầu tiên trên đèo Sa Mù, hướng từ QL9 vào xã Hướng Việt và Hướng Lập
Keyword đầu tiên có dấu
Ngoài đất sụt trượt xuống khối lượng lớn, các điểm sạt lở còn có các khối đá lớn
Keyword đầu tiên có dấu
Đất đá được máy múc dọn qua 2 bên để thông tuyến tạm
Keyword đầu tiên có dấu
Khối lượng sạt lở “khủng” tại vị trí này từ cọc tiêu H6/205 lên đến cọc tiêu H3/205
Keyword đầu tiên có dấu
Một số máy múc đang hốt dọn tại vị trí sạt lở này trưa 10/9
Keyword đầu tiên có dấu
Cả một mảng núi sụt trượt đất đá xuống với khối lượng rất lớn
Keyword đầu tiên có dấu
Một vị trí sạt lở khác trên đèo Sa Mù
Keyword đầu tiên có dấu
Đất và cả một khối đá lớn nằm bên đường Hồ Chí Minh qua đèo Sa Mù
Keyword đầu tiên có dấu
Một trong những vị trí cơ bản đã được dọn và thông đường
Keyword đầu tiên có dấu
Điểm đầu vị trí sạt lở “khủng” thứ 2 trên đường Hồ Chí Minh qua đèo Sa Mù
Keyword đầu tiên có dấu
Đèo Sa Mù cách QL9 từ thị trấn Khe Sanh vào khoảng 50km
Keyword đầu tiên có dấu
Trưa và đầu giờ chiều 10/9, khu vực đèo Sa Mù mưa tầm tã
Keyword đầu tiên có dấu
Một vị trí sạt lở khác trên đèo Sa Mù đã được thông xe
Keyword đầu tiên có dấu
Vị trí sạt lở này có cả cây lớn ngã xuống, cơ bản đã được hốt dọn để đảm bảo giao thông bước 1
Keyword đầu tiên có dấu
Mây mù giăng kín đèo Sa Mù trong cơn mưa chiều 10/9
Keyword đầu tiên có dấu
Máy múc tiếp tục hốt dọn đất đá sạt lở trên đèo Sa Mù đầu giờ chiều 10/9
Keyword đầu tiên có dấu
Khu vực sạt lở trên đèo Sa Mù thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, nhưng khu vực này không phải do Chi cục QLĐB II.05 ở Quảng Trị quản lý mà do Chi cục QLĐB II.04 ở Quảng Bình quản lý.

Duy Lợi
Nguồn bài viết: ATGT.VN

Show More
Back to top button
Liên Hệ0931837555

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker